Ý nghĩa tranh phố cổ sơn dầu, tranh phố cổ Hà nội xưa.

Với đặc trưng lịch sử và kinh tế, xã hội này, khu phố cổ Hà Nội đang xuất trình trước cái nhìn thích thú của du khách di sản kiến trúc nhà ở cổ truyền của mình. Không phải là những ngôi nhà cao có nhiều tầng như thường thấy ở các đô thị khác, cũng không phải là những ngôi nhà sàn đặt trên những hàng cột, mặc dù đây là kiểu kiến trúc nhà ở phổ biến trong thời thượng cổ và ngày nay vẫn phổ biến ở miền núi Việt Nam, mà là những “ngôi nhà hình ống”,thấp, mặt tiền hẹp, chiều dọc lớn. Đó là di sản kiến trúc của một thời mà theo quy định của các vua quan thì “nhà dân không được xây cao hơn chiều cao của kiệu vua đi”; cũngdo hoàn cảnh “phố phường chật hẹp, người đông đúc”, phải dành mặt tiền cho thật nhiều cửa hàng (bầy, bán hàng hoá) san sát còn phía trong, ngôi nhà phát triển theo chiều sâu để lần lượt từng ngăn làm nơi sản xuất, ăn ở, sinh hoạt của mỗi gia đình.

Tranh phố cổ Hà Nội

Những ngôi nhà ống như thế làm thành những dãy phố (“phố” nghĩa gốc là nhà bày bán hàng) cạp theo những con đường đất, thỉnh thoảng cũng được lát đá hoặc gạch, chỉ đến thời cận đại mới rải nhựa.

Những khu chợ với đủ các mặt hàng “thượng vàng hạ cám”, với lối mua bán đôi khi vẫn theo “truyền thống” nói thách và mặc cả, mà quy mô và danh tiếng lớn nhất là “Chợ Đồng Xuân”, thì xưa cũng như nay, vẫn luôn là những điểm nhấn thú vị và quan trọng của những hoạt động kinh tế, cả văn hoá nữa, trong khu phố cổ.

Tranh phố cổ Hà Nội

Ngoài việc khám phá các giá trị văn hoá tinh thần rất phong phú, du khách đến đây còn có nhiều dịp để hưởng thụ những nét đặc sắc, vô cùng hấp dẫn của nền “văn hoá ẩm thực” ở khu phố cổ Hà Nội: phở (thịt bò, thịt gà. . .), bún (riêu, cua, ốc), nem (chua, rán), bánh (cốm, cuốn)… Nhiều người nói, những món ăn uống này mặc dù nhiều nơi cũng có, nhưng ở trong khu phố cổ Hà Nội thường bao giờ cũng ngon hơn. Tuy nhiên, ngon lành, đặc sắc và tiêu biểu nhất ở trong khu phố cổ Hà Nội chính là món chả cá, mà một cửa hàng duy nhất có “thương hiệu” mang hình tượng một ông già câu cá (gọi là “Lã Vọng”) ở trên chính ngay một đường phố cổ, xưa có tên là phố “Hàng Sơn” (làm và bán mặt hàng sơn) nay mang tên của chính món ăn này: phố “Chả Cá”!

Tranh phố cổ Hà Nội

Một đặc trưng nữa của khu phố cổ là kiến trúc nhà cổ trong khu phố buôn bán. Những nhà cổ chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán thò thụt không đều. Chúng ta cùng ngắm những bức tranh sơn dầu, Tranh phố cổ đẹp.

Đến với khu phố cổ Hà Nội, để sống cùng hoặc riêng với nền văn hoá đô thị cổ truyền ở đây, du khách dù khó tính đến đâu thường cũng vẫn bị hấp dẫn bởi những giá trị văn hoá phi vật thể, chứa đựng và sống động trong khoảng 100 đơn vị và công trình kiến trúc vật thể, là di tích của những ngôi chùa cổ (thờ Phật), những ngôi đình cũ (thờ thần Thành Hoàng), và những đền, miếu, quán… xưa (thờ các nhân thần và hiển thần), cả những nhà thờ họ (thờ tổ tiên các gia đình, dòng tộc)… với những trình diễn thiêng liêng, ngoạn mục của các lễ hội phong phú, nhiều khi kỳ lạ, thường niên, hằng tháng hoặc thậm chí từng ngày trên các phố phường của khu phố cổ Hà Nội.

Tranh phố cổ Hà Nội

Điển hình trong các di tích lịch sử và văn hoá này, cả Thăng Long – Hà Nội xưa, có 4 công trình kiến trúc tín ngưỡng quan trọng ở đúng 4 hướng trên giới hạn (đường biên) ngoài cùng của đô thị, thờ 4 vị thần linh thiêng có nhiệm vụ trấn giữ cho miền đất đứng đầu cả nước này, là Thăng Long tứ trấn. Đứng hàng đầu trong Thăng Long tứ trấn, có niên đại cổ nhất (được khởi dựng từ thế kỷ IX) chính là ngôi đền Bạch Mã (Ngựa trắng, tượng trưng cho Mặt trời) ở phố Hàng Buồm (phố làm và bán những chiếc buồm xưa dành cho thuyền bè đến và đi từ những bến sông ở gần ngay đấy) thuộc khu phố cổ Hà Nội.

Tranh phố cổ Hà Nội

Tranh phố cổ Hà Nội

 

Những bức tranh sơn dầu phố cổ gợi cho ta những kỉ niệm về Hà Nội xưa cổ kính, thế hệ trẻ Hà Nội nói riêng cần phải giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị tinh hoa của dân tộc để xứng đáng truyền thống ông cha đã để lại cho muôn đời sau.